SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | "ĐỔI TÊN CHO XÃ" - LƯU QUANG VŨ (BÀI 4: HÀI KỊCH - TRUYỆN CƯỜI)

Ngày 08/05/2024 17:44:39, lượt xem: 427

I. TRONG KHI ĐỌC

1. Đoạn chữ in nghiêng mở đầu đoạn này có nhiệm vụ gì?

Đoạn chữ in nghiêng mở đầu đoạn này có nhiệm vụ giới thiệu cho người đọc, người xem biết được bối cảnh, không gian diễn ra sự kiện đổi tên cho xã.

 

2. Mục đích của cuộc họp là gì?

Mục đích của cuộc họp này là thông báo đến tất cả người dân về việc đổi tên xã từ xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của xã sẽ thành thị trấn Hùng Tâm. 

 

3. Tên mới của xã khác gì so với tên cũ?

Khi xã Cà Hạ được đổi tên mới là xã Hùng Tâm tên mới của xã hay hơn, có ý nghĩa hơn tên xã cũ, còn tên Cà Hạ không mang ý nghĩa gì đặc biệt. 

 

4. Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong dấu ngoặc đơn?

Trong vở kịch trên một số dòng chữ được để in nghiêng và để trong dấu ngoặc đơn được dùng để giải thích, diễn tả một số động tác, hành động  mà các diễn viên sẽ thực hiện biểu diễn như: trong cảnh 1 (Tiếng trống ếch nổi lên. Hai thiếu niên một nam một nữ tiến vào bước đều theo nhịp trống miệng hô: “Một, hai! Một, hai!”. Tiếng trống ngừng.). Ở đoạn in nghiêng này  mục đích của người viết là để diễn tả hành động bước vào theo nhịp trống của một nam một nữ khi nghe xong tuyên bố đổi tên xã của Chủ tịch xã. 

 

5. Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

- Sau khi tiến hành đổi tên xã thì các chức vụ của các thành viên trong xã cũng có sự thay đổi. 

- Đồng chí Bạch bá Thình thôi giữ giữ chức đội trưởng đội Sáu để giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.

- Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết  cơ bản.

- Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.

- Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức Đội trưởng đội Hai để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.

- Bà Độp, nguyên Trưởng trại lợn, được cử giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.

- Ông Độp Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm…\

 

6. Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết là người làm nghề hoạn lợn xưa nay cho cả hợp tác xã thế nhưng lại được phân cho một gian sau khu kho cũ để làm trụ sở và được lấy đặt một cái tên bớt thô là “Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm” do ông Bùi Văn Độp làm chủ nhiệm. 

 

7. Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này không phù hợp bởi đây là một cuộc họp trang trọng, nghiêm túc thế nhưng lời nói của ông lại không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo, manh muốn,.... gây khó hiểu cho người nghe. Không chỉ thế điều đáng cười hơn là ông Nha muốn xã mình phát triển kinh tế thế nhưng những công việc được cho là lợi thế đối với xã mình thì ông lại triệt bỏ đi như: tết thạm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng cho học trò…. thay thế vào đó là những nghề sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Khi ông Nha nói ra những từ khoa học càng nhiều thì ta càng thấy được sự thiếu hiểu biết của ông trong tư tưởng cách tân xã. 

 

ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | "ĐỔI TÊN CHO XÃ" - LƯU QUANG VŨ (BÀI 4: HÀI KỊCH - TRUYỆN CƯỜI)

 

II. SAU KHI ĐỌC

1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này có liên quan gì đến vở kịch Bệnh sĩ? 

- Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là kể về câu chuyện đổi tên của một xã: từ tên xã Cà Hạ được đổi tên thành xã Hùng Tâm. Thêm vào đó còn thông báo cho tất cả mọi người trong xã những điều mới của xã Hùng Tâm như đổi tên cho các tổ, đội, các bộ phận, ngành nghề trong xã, chức vụ của một số người tất cả đều được đổi tên mới sao cho hùng tráng, mới mẻ, tiên tiến nhất. Thế nhưng thực tế đó chỉ là đổi tên bên ngoài còn mọi việc bên trong vẫn được diễn ra như cũ.

- Nội dung chính của đoạn trích này có mối quan hệ liên quan mật thiết đối với vở kịch Bệnh sĩ vì đây là phần đầu của vở kịch này là cầu nối, dẫn dắt, khơi gợi để người đọc, người xem đi đến những phần sau. Nội dung của đoạn trichs này nói về bối cảnh của một làng quê nông thôn miền Bắc nghèo khó mang tên Cà Hạ. Những người dân ở đây mang trong mình bản chất hiền lành, chân thật thế nhưng lại gặp phải một ông Chủ tịch Toàn Nha thích sĩ diện, thể hiện, hão danh, ưa đại ngôn, thích hoành tráng. Chính vì lẽ đó mà đáng nhẽ ra xã này phải đối mới làm ăn để cuộc sống được no đủ nhưng ông Nha chỉ quan tâm tới việc đặt ra những tên gọi sang trọng hoành tráng. Nhờ đoạn trích này đã khơi gợi người xem muốn tìm hiểu nội dung của những đoạn trích sau và kết quả sau khi cải tiến, cách tân của xã Hùng Tâm sẽ như thế nào.   

 

2. Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

- Điểm khác biệt của kịch bản so với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí, hoặc thơ. 

- Nội dung chủ yếu trong kịch bản chủ yếu được thể hiện qua những lời thoại và nêu tên hệ thống nhân vật. Trong truyện mang nhiều yếu tố hài hước gây cười, còn đối với truyện ngắn, bài kí hoặc thơ thì nội dung sẽ được thể hiện qua lời văn nhiều hơn so với lời thoại của nhân vật hoặc nhiều văn bản dường như không có bất kì lời thoại của nhân vật xuất hiện trong đó. 

- Ngoài các nhân vật kèm lời thoại, văn bản kịch còn được có thêm các chỉ dẫn sân khấu (lời của tác giả kịch bản chỉ dẫn về bối cảnh, ánh sáng, đạo cụ, trang phục, hành động… của các nhân vật trên sân khấu) chúng ta dễ dàng nhìn thấy rõ ở đoạn đầu của đoạn trích này khi miêu tả không gian của buổi lễ gồm: được trang trí nhiều cờ, khẩu hiệu, áp phích, bản đồ, tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng…..

- Chức năng của các chỉ dẫn ấy:

+ Các chỉ dẫn ở sân khấu chủ yếu là các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn giúp cho người đọc có thể dễ dàng hình dung được chi tiết, cụ thể bối cảnh không gian của trụ sở Ủy ban xã ở Phố Cà được trang trí hệ thống âm thanh pháo nổ ầm ĩ, quạt, cờ, khẩu hiệu… và sự đông đảo nhân dân trong xã chuẩn bị cho buổi lễ đổi tên…

+ Chính những chỉ dẫn sân khấu này đã thấy được tính chất hài kịch được thế hiện ở trong nội dung các câu khẩu hiệu: “Hùng Tâm vươn lên giàu mạnh hạnh phúc” và “Thay trời đổi đất sắp đặt Hùng Tâm”, hình thức tổ chức, bài trí cuộc họp…

 

3. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ trong văn bản Đổi tên cho xã?  

Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở trong văn bản Đổi tên cho xã là:

- Xung đột kịch: ông Nha - Chủ tịch xã Cà Hạ với việc ảo tưởng sẽ đổi tên xã và các chức danh trong xã để giúp xã ngày một giàu mạnh, văn minh, phát triển nhưng thực tế những việc làm này của ông lại khiến cho xã mình ngày càng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, túng quẫn, tiêu điều không những không thoát nghèo được mà nhân dân càng nghèo khó và lầm than hơn trước.  

- Nhân vật: 

+ Các nhân vật trong kịch đều là những tên gọi gần gũi ông Đốp; anh Tỵ; cô Xoan; ông Thình… 

+ Nhân vật trước và sau khi đổi tên đã thể hiện sự không cân xứng, lô0s bịch của xã Hùng Tâm: ông Đốp một người chuyên gia đi làm công việc hoạn lợn sau khi đổi tên xã ông được xưng cho chức vụ Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm. Hay ông Thình trước đây làm đội trưởng đội Sáu là đội làm những nghề phụ của xã như tết thảm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng cho học sinh… thế nhưng sau khi đổi tên xã lại được giao cho chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ. 

+ Lời thoại nhân vật: lời thoại trong nhân vật đã bộc lộ được nét tính cách của các nhân vật trong kịch và gây ra được tiếng cười đến cho người đọc mà không cần có những lời văn miêu tả. 

+ Văn bản sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại về một sự việc, hiện tượng: trong đoạn trích sự việc đổi tên xã và tên các tổ, đội, ngành nghề cũng được phóng đại, tên nhân vật cũng được được sáng tạo “bịa như thật” để gây cười. Hay việc ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã mình giàu mạnh, văn minh, phát triển nhưng chính ông lại đẩy những người dân vào cuộc sống nghèo đói. 

 

4. Ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này? 

- Ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người sĩ diện hão, giả dối, chuộng hư danh, “bệnh” hình thức, giả dối và không có năng lực, không chú trọng nội dung, chất lượng công việc.

- Đặc điểm tính cách của ông Toàn Nha được thể hiện rất rõ ngay từ đầu văn bản. Một con người ưa sĩ diện, sống giả dối và không biết được năng lực của bản thân mình đến đâu, thích hào nhoáng khi mà với một cuộc họp đổi tên xã thế nhưng lại được trang trí vô cùng lộng lẫy từ đèn, quạt, đến cả pháo. Ông Nha một người có khát vọng đổi mới, cách tân đưa xã mình từ một xã nghèo khó thành một xã giàu có văn minh. Việc cách tân xã của mình trước hết được thể hiện rõ qua việc đổi tên xã và các chức danh sao cho thật kêu, thật hay để rồi từ đó mới đổi mới xã theo những nơi mà ông đã tìm hiểu để xã mình phát triển và ông được nhiều xã biết đến được cấp trên chú ý tới. Thân là một người Chủ tịch xã đại diện cho bộ mặt của xã mình thế nhưng ông Nha lại chưa làm được thành tựu nào nổi bật cho xã nhưng lại phát biểu rất hùng hồn, hoa mĩ định hướng xã mình xóa bỏ những ngành nghề truyền thống hướng tới ngành mới. Để rồi thực tế cho thấy những việc làm của ông Nha chỉ là những việc làm sáo rỗng, không áp dụng được vào thực tế nổi bật lên một con người chỉ nói nhưng không làm được dẫn đến hậu quả người dân xã rơi vào nghèo đói, khó khăn, không được bình yên giống như trước.  

 

5. Theo em văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay hay không?

- Văn bản Đổi tên cho xã đã dùng tiếng cười để phê phán thói háo danh, thích khoa trương, “bệnh” thành , ưa sĩ diện của nhiều người trong xã hội.

- Hiện tượng xã Cà Hạ được xem là hình ảnh xã hội Việt Nam thu nhỏ một xã được điều hành bằng những nguyên tắc “Làng xã” và ông Chủ tịch Toàn Nha là hiện thân của lãnh đạo xã thời đó với nét tính cách đại ngôn, thích hoành tráng và mắc “bệnh sĩ”. Hiện tượng “bệnh sĩ” ở thời kì bao cấp khác với “bệnh sĩ” với hiện tại hôm nay thế nhưng tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm không bao giờ cũ và vẫn có ý nghĩa đối với ngày nay. Bởi vì ngày nay như ta đã thấy vẫn còn tồn tại rất nhiều người thích thể hiện tính sĩ diện của bản thân, điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân mình mà còn gây tổn hại đến những người xung quanh họ. Nhiều tổ chức, cơ quan và nhà trường đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để đạt được thành tích cao mà không hề tìm hiểu kĩ về tình hình thực tế, gây nên nhiều sai phạm, tác động tiêu cực đến xã hội. 

 

6. Bằng trải nghiệm của bản thân em hãy viết đoạn văn từ 10-12 dòng nói về tác hại của “bệnh sĩ” cuộc sống? 

 Bệnh sĩ hiện nay đang là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội gây ra những hậu quả rất lớn không chỉ đối với người mang bệnh mà còn có cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đây là một căn bệnh không chỉ mới xuất hiện những năm gần gây mà nó đã theo suốt chiều dài lịch sử phát triển. Đối với những người mắc bệnh sĩ sẽ luôn muốn mình hơn người khác nên họ có thể nói dối để biến những điều xấu của mình thành tốt và không từ mọi cách để khiến mình hơn người khác ở một mặt nào đó và đạt được điều mình muốn. Những người sống xung quanh những người mắc bệnh sĩ sẽ luôn bị lừa dối, cảm thấy không thoải mái khi ở bên họ. Có thể thấy rõ tác hại của căn bệnh sĩ này qua những người thích sống ảo, họ có thể làm mọi việc để đạt được ước muốn, tham vọng của bản thân mình dẫu cho có phạm pháp. Nhiều người chỉ vì muốn có chiếc túi đẹp, hay những đồ hiệu đắt tiền dù không có tiền thì họ có thể đi vay hoặc có thể trộm cắp những thứ đó để thỏa mãn tham vọng thích sĩ diện của mình. Tác hại của căn bệnh sĩ thật ghê gớm mang đến nhiều hậu quả làm xã hội bị ảnh hưởng lớn nên chúng ta cần tránh xa, diệt trừ căn bệnh này.

 

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan